Bạn cần loại lươn nào ?

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Đặc điểm sinh học của Lươn Đồng



1. Đặc điểm hình thái
– Lươn đồng có tên khoa học là Monopterus albus. Lươn có thân dài, phần trước tròn, phần sau dẹp bên và mỏng. Toàn thân không có vẩy. Ðường bên hoàn toàn, chạy dọc theo trục giữa thân từ sau đầu đến gốc vây đuôi.

– Màu sắc của lươn có thể thay đổi theo môi trường sống. Nhìn chung, lươn có màu sắc như sau:

– Lưng có màu nâu sậm, vàng nâu, bụng có màu vàng nhạt.



– Lươn có đầu hơi dẹp bên, miệng có thể mở rất rộng, xương hàm cứng và chắc. Vây ngực và vây bụng thoái hóa hoàn toàn. Vây lưng, vây hậu môn, vây đuôi nối liền với nhau và tia vây không rõ ràng.

2. Phân bố
Lươn là loài phân bố rộng, nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là khu vực nhiệt đới. Ở ĐBSCL, lươn sống phổ biến trong trong các ao, hồ, sông rạch, ruộng lúa nơi có nhiều mùn bã hữu cơ và sinh vật nhỏ làm thức ăn. Lươn có khả năng chịu đựng khô hạn bằng cách chui rúc vào trong đất ẩm.

3. Tính ăn
– Kết quả khảo sát cho thấy lươn có hàm khoẻ, miệng lớn, ruột ngắn, không cuộn khúc. Điều đó chứng tỏ lươn là loài cá ăn động vật.

– Khi còn nhỏ thức ăn của lươn là động vật phù du, khi trưởng thành thức ăn là động vật đáy như tôm cá con, ấu trùng côn trùng thuỷ sinh. Nhìn chung, thức ăn của lươn trưởng thành là động vật và đặc biệt thức ăn có mùi tanh vì vậy khi tôm, cá trong nước bị thương, bị bệnh, cơ thể tiết nhiều nhớt sẽ trở thành mồi của lươn. Tuy nhiên tính ăn còn thay đổi và tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cơ thể, cơ sở thức ăn trong môi trường nước.

– Lươn có tập tính hoạt động kiếm ăn về đêm, ban ngày ẩn nấp trong hang hoặc chỉ rình mồi ở cửa hang. Khi thiếu thức ăn, lươn có thể ăn lẫn nhau.

4. Ðặc điểm hô hấp
– Ở lươn, ngoài mang còn có cơ quan hô hấp phụ là da và khoang hầu. Da lươn thuộc da trơn, có nhiều nhớt và dưới da có rất nhiều mạch máu nhỏ nên rất thuận lợi cho việc trao đổi khí qua da. Thành khoang hầu của lươn mỏng có nhiều mạch máu giúp cho việc trao đổi khí xảy ra ở đây khi lươn đớp khí.

– Khi để lươn trên cạn, da khô, chúng sẽ chết sau 12 – 20 giờ, nhưng nếu giữ đủ độ ẩm cho da lươn sẽ chết sau 27 – 70 giờ. Nếu không được tiếp xúc trực tiếp với không khí lươn sẽ chết sau 4 – 6 giờ mặc dù oxy trong nước đầy đủ.

5. Ðặc điểm sinh trưởng
– Sinh trưởng của lươn phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố. Nhưng nhìn chung tốc độ sinh trưởng của lươn chậm so với một số giống loài thuỷ sản khác. Ở môi trường tự nhiên sau một năm lươn có thể đạt trọng lượng 200 – 300 g/con.

– Nhiệt độ thích hợp nhất cho lươn sinh trưởng từ 25 – 28 độ C. Khi nhiệt độ thấp hơn 18 độ C lươn bỏ ăn và dưới 10 độ C lươn sẽ chui xuống bùn trú đông.

6. Ðặc điểm sinh sản
– Lươn thành thục khá sớm (1 tuổi), điều đặc biệt là lươn có sự chuyển giới tính. Theo Mai Ðình Yên (1978), lươn có kích cỡ nhỏ (dưới 25 cm) hoàn toàn là lươn cái, cỡ 25 – 54 cm có cả con đực, con cái và con lưỡng tính, cỡ lớn hơn (trên 54 cm) thì hoàn toàn là lươn đực. Tuy nhiên đặc điểm này lươn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long không rõ ràng.

– Một số nghiên cứu cho thấy, lươn ở ÐBSCL có kích cỡ từ 18 – 38 cm là lươn đực và trên 38 cm có cả lươn cái, lươn đực và lưỡng tính. Tùy vào kích cỡ của lươn, sức sinh sản có thể từ 100 – 1.500 trứng/con. Đường kính trứng có thể đến 4mm.

– Khi sinh sản, lươn làm tổ bằng cách đào hang ở cạnh bờ và nhả bọt lên miệng hang để bao bọc trứng. Bọt do lươn nhả ra vừa có tác dụng bảo vệ trứng vừa có tác dụng giữ trứng tập trung trong tổ. Vào mùa sinh sản, sau những trận mưa và lúc trời gần sáng là thời điểm lươn đẻ tập trung. Trước khi đẻ, lươn đực phun bọt vào trong tổ, sau đó lươn cái đẻ trứng và con đực cắp trứng vào tổ.

Đặc điểm sinh học của Lươn Đồng, Nguồn: Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

Tác dụng không ngờ của Xương Lươn

Xương lươn là loại có giá trị dinh dưỡng cao và có tính dược liệu quý mà ít người biết đến.
Xương lươn có thể dùng để nấu Cháo Lươn, Xay thành bột Lươn, dùng làm nước dùng cho cháo lươn và miến lươn

Quý vị có thể tham khảo thêm thông tin về Lươn Đồng tại: Kênh Thực Phẩm

Lươn Đồng - Những bài thuốc dân gian từ Lươn

Lươn đồng từ xưa đã là món ăn bổ dưỡng của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, những bài thuốc quý từ Lươn Đồng vẫn ít người biết tới.
Ngoài việc dùng Lươn để chế biến các món ăn ( cháo lươn, miến lươn, lươn xào sả ớt, chả lươn....). Trong Đông y, lươn còn được sử dụng như một loại thuốc quý để chữa bệnh như:
Lươn chữa bệnh ra mồ hôi tay chân
Lươn chữa bệnh bạnh đới, khí hư
Lươn chữa bệnh máu dạ dày
Lươn đồng chữa bệnh viêm gan mãn tính
Lươn còn chữa bệnh thần kinh, suy nhược cơ thể, thiếu máu......


Quý vị có thể tham khảo thông tin thêm về những tác dụng của lươn đồng, tại đây: Những bài thuốc dân gian từ Lươn Đồng

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA LƯƠN CAO HƠN HẲN SO VỚI THỊT LỢN VÀ TRỨNG GÀ


Bảng so sánh thành phần và dinh dưỡng của Lươn Đồng trên các báo quốc tế

      Lươn được xem là loại thực phẩm tốt nhất cho cơ thể con người, do trong lươn đồng có chứa nhiều protein, Canxi, chất béo không no, Vitamin A và E, EPA và DHA...( Theo cuốn sách y học cổ " Bản chất của các loại thảo mộc" của Nhật Bản). Tuy nhiên, trong y học hiện đại cũng xác nhận thịt lươn đồng là thực phẩm lành mạnh. Lươn đồng được ăn đều đặn trong bữa ăn thì sẽ cải thiện được vấn đề sinh dục ở cả nam giới và nữ giới ! 

Giá trị dinh dưỡng của lươn cao hơn so với thịt lợn và trứng gà.

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

CÁCH NẤU CHÀO LƯƠN NGON

     Để có được món cháo lươn ngon thì những nguyên liệu được sử dụng phải đảm bảo chất lượng như lươn sử dụng để nấu chào phải

là lươn được bắt ở đồng ruộng....
Cháo Lươn Nghệ An

     Nguyên liệu: gạo tẻ ngon, 1kg lươn đồng, hạt tiêu, hành tăm, ớt bột, bột canh, bột điều, mùi tàu, hành hoa, rau răm.


    Cách Chế Biến:
  • Làm sạch lươn: Lươn đồng sau khi được đánh bắt về thì được làm sạch nhớt bằng tro bếp hoặc bằng nước vôi hoặc bằng muối....
  • Mổ lươn: Lươn sau khi làm sạch nhớt thì được mổ để loại bỏ những phần không sử dụng. Đầu, xương, lươn được sử dụng để làm nước hầm cháo, còn phần thịt lươn để dùng nấu cháo. Nếu là lươn nhỏ thì cũng có thể làm như sau: Sau khi lươn đã làm sạch nhớt thì ta cho luộc lươn bằng nước nóng, sau đó vớt lươn ra để tách phần xương và phần thịt lươn. Phần thịt lươn được dùng để nấu cháo.
  • Xào lươn: Phần thịt lươn được ướp với gia vị như hạt tiêu, hành tăm, ớt bột, bột canh, bột điều cho nổi màu...Sau đó lươn được xào với dầu và hành tăm cho tới khi chín.
  • Chuẩn bị nồi cháo: Nước cháo được ninh bằng xương lợn, xương lươn...Sau đó cho một ít gạo ngon vào ninh cho vừa không đặc quá cũng không loãng quá.
  • Phối trộn: Cho lươn đã xào chín vào nồi cháo. Sau đó rắc ít rau răm lên nồi cháo. Thế là ta đã được một món cháo lươn rất thơm ngon và bổ dưỡng.
   Nghệ an có hai đặc sản là cam và lươn. Món cháo lươn, súp lươn đã trở thành "niềm tự hào xứ Nghệ" với cách chế biến đặc biệt và hương vị hết sức đặc trưng "không nơi mô có được". Ngoài ra, sau khi thưởng thức món cháo lươn, bạn có thể sử dụng thêm cốc nước chè xanh xứ nghệ.

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

LƯƠN ĐỒNG XỨ NGHỆ ĐƯỢC ĐÁNH BẮT NHƯ THẾ NÀO ?

    Lươn đồng Nghệ An được đánh bắt bằng nhiều cách khách nhau như: Đặt trúm, bắt lươn bằng tay, câu lươn...Nhưng cách bắt lươn đồng phổ biến nhất ở Nghệ An là đặt trúm. 
    Nghề đặt trúm (một công cụ đánh bắt lươn) đã có từ lâu đời ở Nghệ An. Đây là nghề vất vả, cực nhọc nhưng đem lại thu nhập cho nhiều gia đình ở nông thôn, giúp họ vượt qua khó khăn, đói nghèo. Không biết nghề bắt lươn đồng bằng trúm được sinh ra từ lúc nào? Nhưng từ lúc tôi sinh ra đã biết đến nghề bắt lươn đồng bằng trúm. 

Cháo lươn nghệ an

    Làng tôi cũng được mệnh danh là " Làng Trúm".  Ông tôi có 4 anh em trai, thì có ba người làm nghề đặt lươn bằng trúm, chỉ riêng bố tôi thì không. Cứ mỗi buổi sáng sớm mở mắt ra là chạy xuống nhà bác, nhà chú xem đổ lươn. Lươn đồng đánh được sẽ được thương lái tới tận nhà mua, có hôm có tới mấy người tới ngồi chờ để mua được lươn đồng chuẩn. Vì lươn đồng cũng không có nhiều mà nhu cầu về lươn đồng khá là lớn.
   Nghề đặt trúm lươn là nghề tuy không cần bỏ nhiều vốn nhưng là nghề khá vất vả. Trúm được làm từ cây nứa trên rừng, sau đó làm thêm cái mựng (miện trúm) để cho lươn khi vào thì không thể chui ra được nữa. 
Ống trúm để đặt lươn đồng
       Mồi để dụ lươn vào thường dùng là trùn (giun đất) và cua đồng, sau đó bằm nhỏ và trét lên miệng (mựng trúm). Công việc đi đào trùn phải đi từ lúc sáng, sau đó đến buổi tra thì bằm trùn và cho vào miệng trúm. Đến khoảng 3 giờ chiều thì trúm được đưa "đi đặt". 
Cách đặt lươn
       Muốn đặt được nhiều lươn thì phải là người có kinh nghiệm lâu năm về nghề đặt lươn, Người đặt lươn phải biết chỗ nào có nhiều lươn để đặt. Lươn đồng thường có nhiều vào mùa lúa, mùa này thì trên các cách đồng có nhiều nước nên đây là môi trường lý tưởng cho lươn đồng đi kiếm ăn. Sau khi đặt xong trúm, thì người đặt lươn về nhà để chờ sáng mai khoảng 4 giờ sáng thì dậy đi lấy trúm. Lươn đồng sau khi tuyển chọn sẽ được bán cho người mua lươn. 
Lươn đồng sau khi đánh về
       Lươn đồng được đưa đi chế biến rất nhiều món ăn khác nhau, nhờ đó đặc sản lươn đồng xứ Nghệ đã vang nổi khắp nơi trong cả nước, trở thành một trong “15 món ngon nhận kỷ lục châu Á”.

Giá Trị Dinh Dưỡng Từ Lươn Đồng

     Thịt lươn có thành phần dinh dưỡng rất cao. Hàm lượng Protein ( đạm) trong lươn đồng lên tới 20%, lipit chiếm 1,5 %. Ngoài ra, trong lươn đồng có chứa nhiều vi lượng có giá trị cao, rất tốt cho sức khỏe như Canxi, magie, sắt, các loại vitamin B,D....Vì thế, thịt lươn luôn được chọn lựa là thức ăn bồi bổ cho người bệnh, người già và trẻ nhỏ.

Thành Phần Dinh Dưỡng Của Lươn Đồng

CÁCH NẤU CHÁO LƯƠN ĐỒNG

Cách nấu cháo lươn ngon cho bé

Cháo lươn đồng với cà rốt

      Chuẩn bị : 20g gạo tẻ sạch ( có thể là gạo hữu cơ), 10g thịt lươn, 15g cà rốt băm nhuyễn, 1 thìa dầu ăn, nước mắm, muối iốt.
Cách làm cháo lươn: Lấy gạo sạch ( có thể dùng gạo hữu cơ) vo sơ để để tránh tổn thất chất dinh dưỡng từ cám gạo. Gạo được nấu chín mềm cùng với cà rốt băm để được một bát cháo đặc. Lươn đồng được làm sạch và tách bỏ xương, lươn sau khi tách xương được cho lên chảo đảo chín với dầu ăn.
Cháo lươn cà rốt

Sau khi cháo và cà rốt đã chín nhừ, ta cho lươn đã xào chín với dầu ăn vào nồi cháo và cho thêm một ít nước mắm, muối … sao cho vừa khẩu vị bé ăn

Để cháo hơi nguội khoảng 2p rồi tiếp tục cho thêm 0,5 thìa súp dầu ăn và cho bé ăn khi còn nóng ấm.

Tác Dụng Chữa Bệnh Của Lươn Đồng

       Lươn Đồng còn gọi là thiên ngư, trương ngư – một trong “bốn món tươi ngon dưới sông” (tứ đại hà tiên) cũng là thuốc bổ quý. Trong lươn có nhiều protid, lipid, glucid; các vitamin B, E, A, D và các nguyên tố vi lượng như Fe, P, Ca; 
       Ngoài ra, còn có nhiều Arginin tạo tinh trùng, Lecithin tốt cho não.
Thành Phần Dinh Dưỡng Của Lươn Đồng
      Theo Đông y, lươn đồng có tính ôn, vị ngọt, có công hiệu bổ ngũ tạng, bổ trung, ích khí, dưỡng huyết, ôn dương, bồi bổ can, thận, làm mạnh gân cốt, khử phong thấp, thông kim mạch. Thích hợp với các chứng thiếu máu lao lực, ho hen, phong thấp đau nhức, gân cốt rã rời, thận hư đau lưng, liệt thần kinh mặt , tiểu đường, kiết lỵ.

       Một Số Bài Thuốc Từ Lươn Đồng:

       Chữa mất ngủ, kém ngủ: Nấu lươn với ngó sen lượng đủ dùng. Ăn vào buổi chiều hàng ngày. Còn có tác dụng cân bằng kiềm toan nội môi phòng chữa bách bệnh.
Lươn Đồng Có Tác Dụng Chữa Mất Ngủ

         Chữa trĩ, sa tử cung thể khí hư: 1 con lươn vàng to, bỏ ruột, nấu với nước cùng 10g đẳng sâm cho nhừ để uống nước là chính. Nêm gia vị. Có thể thêm gừng.

       Chữa tiểu ra máu: 250g lươn vàng bỏ ruột thái mỏng. Mướp đắng 250g. Nấu với nước vừa dùng. Ngày chia ăn 2 lần.

       Chữa bệnh tăng đường huyết, trí nhớ giảm sút: Nấu lươn sốt cà chua ăn hàng ngày. Hoặc thịt lươn nấu với đậu phụ thành canh để ăn.

       Chữa ho, ho lao do âm hư: Lươn 250g với đông trùng hạ thảo 3g nấu canh ăn.

       Chữa sốt rét, thiếu máu: Lươn xào với rau sam. Phụ nữ, người già thiếu máu ăn lươn rất có ích.

       Bệnh ngoài da ghẻ lở, hắc lào, sẩn ngứa: Da lươn đốt tồn tính hoà rượu để bôi.

Ngoài ra, lươn còn được phối hợp với một số dược liệu để chữa nhiều bệnh như thấp khớp mạn tính, trúng phong bại liệt…

Lưu ý: Dùng lươn phải tươi và không ăn lươn màu xanh.

PHÂN BIỆT LƯƠN ĐỒNG VÀ LƯƠN NUÔI

     Lươn đồng và lươn nuôi nhìn ngoài thì khá giống nhau. Nhưng có những đặc điểm sau có thể phâm biệt được lươn đồng hay lươn nuôi như sau:
  • Lươn đồng thường nhỏ hơn lươn nuôi
  • Lươn đồng thường có màu vàng hoặc có màu pha vàng đen. Còn lươn nuôi thì thường có màu đen. Tại sao lươn đồng lại có màu đen? Bạn có thể tham khảo bài viết sau: Màu sắc của lươn đồng
  • Lươn đồng thường có thân mình dài hơn, đuôi dài hơn, đầu to hơn...lươn nuôi. Để biết thêm nguyên nhân tại sao lươn đồng có đầu to hơn và đuôi dài hơn thì tôi sẽ giải thích ở bài viết sau?
  • Lươn đồng thường có nhiều nhớt hơn lươn nuôi
  • Lươn đồng thường có đồng nhất một màu trên cơ thể, còn lươn nuôi thì thường có các đốm trắng đen trên cơ thể. Nguyên nhân có hiện tượng này, tôi sẽ có bài giải thích sau về nguyên nhân?
  • Lươn đồng ăn thơm ngon, dai và ngọt hơn lươn nuôi....
   Để biết thêm thông tin về lươn đồng Nghệ An:
      Liên hệ: 0974 800 626
   Xem thêm: Lươn đồng nghệ an

Lươn Dùng Để Nấu Cháo? Lươn Dùng Để Xào?


  Lươn đồng là loại lươn sống tự nhiên nên chúng có kích thước rất khác nhau. Vì vậy, người ta thường chia ra nhiều loại khác nhau. Loại lươn nhỏ ( loại lươn nhỏ hơn ngón tay út) dùng để nấu cháo hay thường được gọi là " lươn cháo". Loại lươn lớn hơn ( loại lươn lớn hơn ngón tay út) dùng để làm các món xào hay thường được gọi là " lươn xào".
LƯƠN CHÁO
Hình ảnh lươn cháo

LƯƠN XÀO


Hình ảnh lươn xào


Tại Sao Lươn Đồng Lại Có Màu Sắc Khác Nhau?

   Lươn đồng thì có nhiều loại khác nhau về kích thước cũng như màu sắc.
Lươn Đồng
   Tại sao lươn đồng lại có màu khác nhau? 
    Sở dĩ lươn đồng có màu sắc khác nhau là do đặc tính sinh học của lươn đồng để thích nghi với môi trường sống. Các sắc tố trên da lươn sẽ thay đổi theo màu của môi trường chúng đang sống để thích nghi, để ngụy trang, lẩn trấn kẻ thù. Cụ thể, khi lươn sống ở khu vực đất cát, đất pha cát ( màu vàng) thì những sắc tố trên da lươn sẽ chuyển dần màu sang màu vàng. Còn một số lươn sống ở khu vực đầm lầy, ao hồ sâu...đất bùn ở đây có màu đen thì những sắc tố trên da lươn sẽ chuyển dần sang màu đen. Vì vậy, lươn đồng có thể có màu vàng và cũng có thể có màu đem hoặc cũng có thể có màu vàng đen....

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Ăn Lươn Chữa Bất Lực Ở Nam Giới ?


NGUYÊN NHÂN GÂY BẤT LỰC Ở NAM GIỚI

     Do sức khỏe, thể lực yếu: nam giới làm việc nặng nhọc thường bị mệt mỏi, suy nhược, cơ thể hao gầy. Thêm vào đó nếu mắc phải các bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh tim, cholesterol cao… là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh bất lực ở một nửa nam giới độ tuổi trên 50.

    Ngoài ra, nam giới bị các bệnh về hô hấp, nhiễm khuẩn cơ quan sinh dục, bệnh về gan thận,… cũng có nguy cơ cao bị bất lực.

    Do sử dụng thuốc: một số loại thuốc dùng trong điều trị bệnh như thuốc chống trầm cảm, thuốc cao huyết áp, thuốc an thần, thuốc chữa viêm loét dạ dày,… dễ gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới chức năng sinh lý nam giới.
Lươn Đồng Chữa Bệnh Bất Lực Ở Nam Giới
    Vậy để chữa trị chứng bất lực ở nam giới một cách đơn giản và hiệu quả bằng cách: Lươn đồng làm sạch được hầm chung với hà thủ ô, hạt sen, mộc nhĩ (nấm mèo) hay nấm linh chi. Có thể thêm lá lốt. Sử dụng một thời gian sẽ thấy tác dụng.

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

Cách nấu miến lươn đồng ngon Xứ nghệ


Miến lươn mềm, miến lươn giòn, miến lươn nước hay miến xào lươn là những món ngon rất gợi thèm trong những ngày gió chuyển mùa.
Miến lươn ấm bụng bữa sáng

Nguyên liệu:


- Lươn: 500 gr
- Giá sống: 200 gr
- Miến khô: 100 gr
- Hành khô: 50 gr
- Hành lá, rau răm, gừng
- Xương lươn.





Cách làm:

Bước 1: Lươn làm sạch nhớt bằng vôi bột hoặc thả vào lươn 1 nắm muối, lươn xót sẽ quẫy nhiều và ra nhớt. Đợi lươn chết các bạn xả nước rồi bóp lươn với dấm ăn, dội thêm 1 chút nước nóng già (không phải nước sôi) là đảm bảo lươn sẽ hết sạch nhớt. Xả sạch rồi cho vào luộc.





Đợi lươn nguội gỡ lấy thịt, ướp với chút nước mắm.





Bước 2: Phần xương lươn các bạn có thể đem xay nhuyễn cùng 1 nhánh gừng, lọc lấy nước dùng. Hoặc các bạn cho xương vào nồi ninh với mấy củ gừng và hành khô nướng.

Bước 3: Hành khô thái lát mỏng, phi vàng.






Bước 4: Dùng chính phần dầu vừa phi hành để chiên lươn. Các bạn nên chiên lươn trong 1 nồi nhỏ để vừa chiên lươn ngập dầu mà vẫn tiết kiệm được dầu.






Bước 5: Trong quá trình chiên các bạn nên đậy vung và chiên với lửa vừa đến khi lươn vàng giòn, sẽ tránh được việc lươn bị nổ, bắn dầu và có thể gây bỏng.

Bước 6: Hành răm nhặt rửa sạch, thái nhỏ. Miến ngâm nở, cắt ngắn vừa ăn.






Bước 7: Chần miến trong 1 nồi nước sôi, vớt miến ra xóc cho ráo nước. Xếp miến vào bát, rắc hành răm và giá lên trên rồi chan nước dùng đang sôi.






Bước 8: Hành phi và lươn sẽ được cho vào bát sau cùng. Giờ miến lươn nóng hổi đã sẵn sàng rồi.











Chúc các bạn có 1 bữa sáng ngon miệng, nạp năng lượng cho một ngày làm việc thật hiệu quả!


Cách làm miến lươn đúng kiểu Hà Nội



Nguyên liệu:
500 g xương ống, ½ củ hành tây, 1 khúc cà rốt, khúc gừng, nhánh rễ ngò rí, 5 hạt tiêu sọ, đập dập, 2 con lươn/300 g, 300 g miến dong, rửa sạch
1/2 củ hành tây, cắt miếng mỏng, nhánh hành lá cắt sợi, chén rau răm, cắt nhỏ, muỗng canh hành phi, 6 muỗng cà phê hạt nêm từ thịt Knorr, muỗng cà phê tiêu xay
½ chén bột bắp,00 ml dầu ăn,n kèm: Rau sống, chanh, ớt tương đỏ



Cách làm
- Hầm xương ống, hành tây, cà rốt, gừng, rễ ngò rí, tiêu sọ để lấy 1,5 lít nước dùng. - Nêm nước dùng với 5 muỗng hạt nêm từ thịt Knorr cho vừa ăn.
- Lươn lấy phi lê, cắt sợi. Ướp với 1 muỗng cà phê hạt nêm, tiêu xay và bột bắp rồi chiên giòn. (phần xương cho vào nồi nấu nước dùng).
- Miến dong cắt ngắn, trụng vừa chín tới, vớt ra để ráo.
- Sắp miến, lươn, hành tây, hành lá, rau răm vào tô.




- Thêm nước dùng vào tô, dùng nóng với rau sống, chanh, ớt và tương đỏ.
Cách làm rất dễ và ngon đúng không bạn?

KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN ĐỒNG



I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LƯƠN ĐỒNG
Theo Mai Đình Yên (1978), Trần Thị Thu Hương và Trương Thủ Khoa (1984) ở nước ta chỉ có một loài lươn có tên khoa học Fluta alba (Zuiew). Loài có một số đặcđiểm sinh thái và sinh học như sau

1. Tập tính sống
Lươn là loài ưa sống chui rúc trong bùn đặc biệt trong lớp mùn bã hưu cơ có nhiều sinh vật đáy. Chúng ta cũng bắt gặp lươn chui rúc trong các đống cỏ, rơm rạ trong ruộng hoặc ao mương. Ngoài ra lươn cũng có tập tính đào hang ven bờ ao, mương để trú ẩn và làm tổđẻ.

2. Tập tính bắt mồi

Lươn là loài ăn tạp nhưng thiên về động vật, đặc biệt thức ăn có mùi tanh như tôm, cá, nòng nọc... Ngoài ra lươn cũng có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác như phụ phẩm của lò mỗ, đồ phế thải của nhà bếp kể cả thức ăn viên dành cho gia cầm.

3. Tập tính sinh sản

Lươn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có 2 mùa đẻ trong năm là tháng 5 - 6 và tháng 8 - 9. Lươn thường đẻ trong tổ và làm bọt lấp kín miệng tổ, sau khoảng 7 - 8 ngày ở nhiệt độ 29 – 30 0C trứng nở ra lươn con và sau khoảng 10 ngày lươn con đã tiêu hết noãn hoàng và thóat ra khỏi tổ đi kiếm ăn.

Thức ăn của lươn ở giai đoạn này là giống loài động vật thủy sinh trong nước như giun ít tơ, bọ gậy...

4. Tập tính sinh trưởng của lươn

Lươn là loài động vật thủy sinh lớn chậm, trọng lượng trung bình của lươn sau 12 tháng có thể đạt 100 - 150g/con và sau 12 tháng có thể đạt từ 200 – 3000 g/con.

II. GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA LƯƠN
Lươn là một trong đối tượng dễ nuôi, có nhiều loại thức ăn khác nhau và có thể tận dụng những ao mương nhỏ và cạn kể cả chuồng heo cải tạo lại để nuôi.

Nuôi lươn ở quy mô hộ gia đình ngoài vấn đề tận dụng lao động nhàn rỗi, thức ăn thừa của gia đình, của chăn nuôi mà còn có thể tăng thêm thu nhập góp phần cải thiệnđời sống gia đình, và đặc biệt thích hợp với các gia đình có nguồn vốn eo hẹp.

III. KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN THỊT


A. Một số phương pháp nuôi lươn thịt

Do lươn có tập tính sống chui rúc trong bùn đáy và đào hang để trú ẩn, đồng thời lươn cũng có thể bò đi mất nếu bờ ao không đủ cao. Do vậy vấn đề nuôi lươn trong các ao mương cần phải hết sức chú ý vấn đề này.

Tùy theo điều kiện cụ thể của từng nơi mà có thể áp dụng một số phương pháp nuôi sau đây

1. Nuôi trong các hồ cement hoặc chuồng nuôi heo cải tạo lại
- Diện tích hồ nuôi có thể từ 4 - 6 hoặc 10 m2, tùy điều kiện cụ thể.

- Thành hồ phải đảm bảo độ cao để lươn không bò ra ngoài được. Độ cao tối thiểu của thành hồ tính từ mặt bùn đáy trở lên phải cao hơn 2/3 chiều dài của lươn (ví dụ: lươn dài 50 cm có khả năng bò qua bờ có chiều cao 30 - 35 cm).

- Sau khi đã sửa sang hồ xong nên đổ một lớp sình non dưới đáy hồ 20 - 25 cm (tốt nhất lấy sình đất thịt pha sét). Cũng có thể dùng chuối cây xếp thành một lớp dướiđáy rồi đổ sinh phủ lên trên. Trên mặt nước có thể thả lục bình hoặc bèo tai tượng khoảng 1/3 diện tích.

- Hồ nuôi lươn nên bố trí ống bọng để thay nước dễ dàng

- Hồ cement dùng để nuôi lươn bao gồm

1. Ống cấp nước (5 cm)

2. Lớp sình 20 - 25 cm

3. Lớp nước 5 - 10 cm (tính từ mặt sình lên)

4. Ống thoát nước (5 cm)

5. Thành hồ bằng gạch xây, có gờ nhằm tránh cho lươn thóat ra ngoài.

2. Nuôi lươn trong các ao mương

Các ao mương nhỏ có thể tận dụng để nuôi lươn. Nhưng cần chú ý các vấn đề sau:

- Cần phải vét hết lớp bùn đáy tới lớp đất dẻo, lớp bùn này có thể phơi ráo nước hoặc khô để sau này trả lại đáy ao.

- Dùng cát đổ xuống đáy ao một lớp 5 - 10 cm. Tốt nhất trộn vôi với cát rồi lắng xuống đáy để sau này lươn không đào sâu được. Có thể trộn vôi với cát theo tỷ lệ 5 - 6 kg vôi trộn với 1m3 cát.

- Sau khi trộn xong, láng khắp đáy hồ và đầm nén cho cứng. Bờ ao cũng phải lấp hết hang hốc và đầm cho cứng.

- Đổ một lớp sình khoảng 20 - 30 cm, tốt nhất nên sứ dụng bùn mới hoặc sử dụng lại bùn đáy mới vét lên đã được phơi khô.

- Cần phải đắp một cù lao ở giữa ao, mương để hạn chế lươn đào hang xung quanh bờ. Diện tích cù lao thường chiếm khoảng 1/4 - 1/5 diện tích ao hồ. Nếu mương dài và nhỏ thì nên đắp cù lao ở một phía bờ mương hoặc giữa mương. Cù lao phải cao hơn mực nước 5 - 10 cm nhưng phải thấp hơn bờ ao 50 - 60 cm. Trên mặt cù lao có thể trồng cỏ hoặc các loại khoai môn nước

3. Nuôi lươn trong hồ đất đắp có lót cao su


- Chọn nơi đất cứng để đào hồ nuôi lươn. Thông thường chỉ nên đào sâu khoảng 0,3 - 0,5m, lấy đất này đắp lên thành bờ. Đáy và bờ phải được đầm nén cho kỹ.

- Diện tích đào và đắp tùy theo điều kiện cụ thể, thông thường nên đào và đắp hồ có diện tích 10 – 12 m2.

- Dùng cao su (loại dùng để phơi lúa) để lót toàn bộ đáy và thành hồ

- Hồ đất lót cao su nuôi lươn

1. Lớp cao su lót đáy và thành hồ đất
2. Lớp bùn

3. Cù lao

4. Phần đất đắp bờ

5. Mặt đất trước khi đào hồ

6. Lớp nước trong hồ 10 - 15cm

- Sau khi lót cao su xong, đổ một lớp sình 20 - 25 cm và đắp một cù lao (có thểđắp ở giữa hồ hoặc một phía nào đó của hồ). Cù lao phải đắp cao hơn mặt nước 5 - 10 cm và thấp hơn bờ khoảng 40 - 50 cm.

- Sau khi hoàn tất việc lót cao su, đắp cù lao và tạo một lớp bùn đáy thì cấp nước vào. Mực nước trung bình 10 - 15 cm.


B. Thả giống lươn
Nguồn lươn giống hiện nay ở Đồng Bằng Sông Cửu Long chủ yếu được đánh bắt ở ngoài tự nhiên. Kích thước lươn giống bắt được dao động rất lớn và phụ thuộc vào mùa vụ. Thông thường lươn giống vào tháng 8 - 10 theo phương pháp xúc mô có chất lượng cao hơn so với lươn đánh bắt bằng phương pháp đặt chúm, câu hoặc tát đìa. Lươn giốngđánh bắt theo phương pháp xúc mô thường có kích thước đều (60 – 70 con/kg) và khỏe mạnh.

Khi thả lươn chúng ta nên chú ý không nên thả lươn quá lớn (100g/con) vì loại này khi đánh bắt đã bị vuốt cho gãy xương sống cho khỏi bò mất, do vậy lươn sẽ chết sau 7 - 10 ngày thả. Ngoài ra lươn đươc đánh bắt bằng mồi thuốc dân gian cũng không nên thả vì loại này cũng dễ chết sau khi thả vài ngày và thường chết rộ sau khi thả 10 - 15 ngày.

Nói tóm lại, lươn có kích thước lớn, lươn đánh bắt bằng mồi thuốc, lươn loại nhỏ ở các vựa thu mua chúng ta không nên thả vì loại này thường có tỷ lệ chết rất cao khi thả nuôi.

Mật độ thả: Mặc dù lươn có khả năng chịu đựng tương đối cao nhưng không nên thả quá dầy. Nếu thả mật độ cao sẽ dẫn đến tình trạng lươn lớn không đều. Trung bình thả 1,0 - 1,5 kg/m2 đáy hồ, ao.

Trước khi thả lươn cần xử lý qua nước muối 3 – 5 % trong 5 - 7 phút hoặc tấm lươn trong dung dịch Malachite green 5 - 7 ppm trong 15 - 20 phút để phòng bệnh cho lươn.

C. Chế độ chăm sóc

1. Thức ăn

Do lươn ăn rất tạp nên có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau để nuôi. Tuy nhiên những loại thức ăn có nguồn gốc là động vật như tép, óc, cá, nòng nọc, ruột gà, vịt... thường có tác dụng làm lươn lớn rất nhanh so với thức ăn có nguồn gốc thực vật như cám.

Chúng ta cũng có thể sử dụng các loại thức ăn cho gia cầm hiện nay để nuôi lươn hoặc tự phối chế thức ăn đơn giản phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để nuôi lươn vẫn có thể đem lại kết quả tốt như sau:

- Cám nhuyễn: 64%

- Bột cá lạt: 35%

- ADE + bột gòn + khoáng: 1%

- Trộn đều các thứ sau đó cho vào máy ép đùn thủ công để tạo thành thức ăn viên, phơi khô (viên thức ăn lớn hay nhỏ tùy theo kích thước của lươn).

Lượng thức ăn cho mỗi ngày chiếm 5 – 7 % trọng lượng thân và nên cho ăn 2 - 3 lần trong ngày. Không nên cho tất cả lượng thức ăn dồn vào một lần vì làm như vậy lươn ăn không hết, thức ăn phân hủy gây thối nước, lươn dễ bị bệnh. Thức ăn nên được rải đều (đặc biệt gần khu vực cù lao là nơi lươn trú ẩn) để lươn có cơ hội ăn được nhiều hơn.

2. Quản lý hàng ngày

- Cần phải giử môi trường nước luôn sạch sẽ và mát. Trung bình 3 - 4 ngày thay nước 1 lần cho lươn.

- Khi thời tiết nóng kéo dài cần phải có biện pháp che mát cho ao hồ nuôi hoặc dùng lục bình thả trên mặt hồ với diện tích khoảng 20 – 25 % mặt nước.

- Khi trời mưa to cần kịp thời rút bớt nước đề phòng nước đầy tràn bờ lươn trốn mất.

- Thường xuyên theo dõi để loại bỏ lươn chết (lươn bị bệnh hoặc sắp chết thường nằm trên mặt bùn đáy) tránh thối nước.

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

Thưởng thức món lươn cay cổng Thành nức tiếng xứ Nghệ


Xứ Nghệ nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú, trong đó lươn đồng là một đặc sản nức tiếng nơi đây. Khắp nơi ở Nghệ An đâu đâu cũng có bán lươn đồng. Và khắp các cánh đồng lúa của Nghệ An là giăng giăng các trúm bắt lươn. Lươn đồng có màu vàng mun, thân nhỏ hơn lươn nuôi, cho thịt dai và ngọt hơn.
Tại Vinh, người dân chế biến hàng chục món ăn từ lươn: cháo lươn, súp lươn, lươn xào, om... bán rộng rãi từ các nhà hàng đến nhiều quán xá trên phố cổng Thành. Tuy nhiên, nếu muốn thưởng thức một món lươn đúng điệu, phải đến quán lươn cay “Xuân Leo”, đối diện cổng 13 sân bóng.


Cận cảnh bát cháo lươn cay cổng Thành nức tiếng

Chị Lưu Thị Thủy là chủ nhân của quán lươn cay được lòng thực khách hơn 20 năm nay. Ngồi giữa những nồi nước dùng, lươn om cỡ lớn, chị Thủy cho biết món lươn cay chính hiệu phải hội tụ đủ 3 yếu tố "chua, cay, mặn". Mà vị cay phải là cay nồng, chị chỉ yên tâm khi sử dụng ớt sa tế được chế biến từ ớt Đà Nẵng do nhà tự làm.
Lươn đồng tươi nhập về, ngâm với vôi hoặc muối cho sạch. Sau đó, mổ tách thịt lươn và xương lươn. Xương lươn được hầm với cá để làm nước dùng. Thịt lươn được chế biến qua 2 lần lửa để ngấm các gia vị. Lươn cay chỉ sử dụng duy nhất hai gia vị là muối và mì chính, không có thêm bất kì phụ gia nào khác.
Một bát lươn cay gồm có: rau thơm, hành khô để sẵn, sau đó múc 1 lớp thịt, 1 muỗng nước dùng, trên cùng chan 1 lớp váng đỏ của sa tế. Mọi nguyên liệu đều nóng hổi, bốc hơi nghi ngút, nhân viên quán bưng đến đâu, hương thơm dậy mùi đến đó.
Mỗi ngày, quán lươn tiêu thụ hết 5 yến lươn đồng. Quán chỉ mở từ 5 giờ sáng, đến tầm 10 giờ là hết sạch.
Cháo lươn cay hoặc súp lươn cay thường ăn kèm với bánh đa, bánh mướt, bánh mì. Bánh đa bẻ nhỏ, thả trong bát đến khi ngấm mềm. Bánh mướt (miền Nam gọi là bánh ướt) trắng muốt, rắc hành phi thơm, ăn với thịt lươn chắc ngọt, ngấm vị. Còn bánh mì được rán qua một lớp mỡ, để ráo nên khi ăn giòn rụm.
Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, nếu khách gọi một bát lươn không cay có nghĩa là cay vừa, gọi bát cay thì có nghĩa là cực cay, đến chảy nước mắt.






 
Vắt chanh vào bát súp lươn cay của người Vinh

Bánh mướt trắng...

... và bánh mì giòn rụm để khách tùy chọn ăn kèm súp lươn

Chị Lưu Thị Thủy - chủ quán lươn cay 20 năm tuổi

Nhân viên đang chuẩn bị bánh mướt cho khách


Lê Nam, Nhật Trường
Ảnh: Lê Nam

Về miền Tây đi đặt trúm bắt lươn đồng trộn gỏi

Bạn tôi là một Việt kiều sống tại Mỹ. Một dịp về miền Tây, ghé Cần Thơ thăm tôi, bạn kể: “Bên kia, cứ hàng ngày lao động quần quật, cuối tuần nghỉ không biết đi đâu chơi. Những lúc ây, lại nhớ ngày còn ở quê, tụi mình cứ tha hồ tắm sông, đặt lờ, lọp bắt cá, chiều về lại đi đặt trúm bắt lươn đồng, vui không gì bằng!”.
Nghe bạn thổ lộ nỗi lòng, tôi liền đề nghị, chiều mai về quê mình đi đặt trúm bắt lươn đồng cho thỏa lòng mong ước. Thế là, bạn vui mừng ra mặt, gật đầu đồng ý ngay.

Chiều hôm sau, tôi đèo bạn trên chiếc xe gắn máy trực chỉ về Long Tuyền (TP.Cần Thơ) nơi quê hương, họ tộc gia đình. Sau khi giới thiệu bạn và nói rõ ý định, bác tôi liền vui vẻ chuẩn bị ống trúm cùng mồi màng đi đặt lươn. Vừa chuẩn bị đồ nghề, bác vừa nói chuyện, như để bày cách cho chúng tôi.


Con lươn đồng (Ảnh: BCT)

Theo bác Lươn là loài ăn tạp, thức ăn chính của chúng là các loại có mùi tanh như tôm, cua, ốc, giun (trùn), ếch, nhái v.v. Ban ngày, chúng sống ẩn dưới bùn hay trong hang, ban đêm mới chịu ngoi đầu ra để kiếm ăn. Nắm bắt được những đặc điểm nêu trên, hễ cứ chiều đến là người dân nơi đây thường chuẩn bị đồ nghề đi ra đồng đặt trúm bắt lươn.


Chở trúm đi đặt lươn


Trúm là cái bẫy dụ lươn háo ăn tự chui vào để tìm mồi nhưng không cách nào ra được. Mồi ốc bươu vàng và trùn đất là loại thức ăn lươn ưa thích nhất. Ảnh: Zing


Trúm lươn thường làm bằng ống nhựa đen, dài khoảng 1,2 m. Một đầu có hom đan bằng tre rất khéo, đầu còn lại bịt kín. Người bắt sẽ cho mồi vào để dụ lươn. Ảnh: Zing


Lươn có đặc điểm là trú dưới bùn vào ban ngày, đêm mới ngoi lên kiếm ăn. Chúng rất thích các loại mồi như cá, ốc băm nhuyễn, hoặc ếch nhái nướng cho thơm, đặc biệt là trùn đất. Do vậy người đặt trúm rất chú ý đến mồi. Ảnh: Zing


Thường sau khi đặt trúm 10 đến 12 tiếng, người ta sẽ thu gom. Nếu gặp điểm nhiều lươn, mỗi trúm có thể thu được vài con như thế này. Ảnh: Zing

Sau khi băng đồng tìm địa thế thuận lợi, bác vạch cỏ cẩn thận đặt từng ống trúm xuống, kiểm tra kỹ càng rồi bảo chúng tôi về nhà chờ, nhâm nhi chén trà, khề khà trò chuyện sinh hoạt ở thôn quê. Đến khoảng nửa đêm, khi đang bắt đầu thiêm thiếp, bỗng chúng tôi nghe tiếng bác gọi dậy, ra đồng thăm trúm. Thật là may mắn, đêm ấy có mưa to, nên lươn chạy nhiều, bác cháu tôi thu hoạch được bộn, khoảng 4 - 5 kg lươn. Lươn bắt được mang về nhà, bác tuyển chọn ngay những con vừa ăn để đãi các cháu phương xa; còn những con nhỏ cho vào thau đậy cẩn thận để hôm sau. Và, bác còn dặn bác gái chuẩn bị sẵn những nguyên phụ liệu như bắp chuối, đậu phộng, rau thơm ... cho món ăn mà sáng hôm sau bác sẽ tự tay chế biến.


Đĩa gỏi lươn với màu sắc bắt mắt thơm ngon khó cưỡng (Ảnh: BCT)

Theo bác, lươn hiện nay là đặc sản, chế biến món ăn nào cũng ngon như lươn xào sả ớt (xào lăn), lươn um, lươn dồi, lẫu lươn, lươn kho mắm, khô lươn v.v… Nhưng, món ăn ngon mà lạ miệng là món gỏi lươn.

Để làm món gỏi lươn ngon, cần phải biết những bí quyết riêng để món ăn vừa miệng, hợp khẩu vị. Sau khi đi đặt trúm, bắt lươn đồng về, trước tiên, chọn những con lươn bụng có màu vàng nhạt còn mạnh, da không bị sần, trong lượng khoảng 500 gram (con lớn quá lớn khi chế biến thịt sẽ dai không ngon). Dùng cán dao đập đầu lươn và dùng tro bếp vuột sạch nhớt (nếu không có tro bếp thì dùng giấm chua cũng được). Mổ ruột, rửa sạch để cho ráo. Kế đến, cho lươn vào kẹp tre để lên lửa hồng nướng cho đến khi lươn chín vàng là được. Gỡ lươn ra xé từng miếng nhỏ (theo chiều dọc) cho vào dĩa, trộn đều với bắp chuối xắt nhuyễn cùng nước mắm chua, ngọt, vừa khẩu vị (không dùng giấm), rắc rau thơm cùng rau răm xắt nhuyễn lên cùng đậu phộng rang giã dập vào. Cuối cùng, dọn lên bàn cùng chén nước mắm chanh, tỏi, ớt, là xong!...

Thật ấm cúng và hạnh phúc, khi lâu rồi tôi mới về thăm lại quê hương, lại được cùng bác đi đặt trúm bắt lươn đồng. Và cùng bác chế biến, thưởng thức món ăn từ con lươn đồng – thứ sản vật ở đồng đất quê mình.

Theo Dân Việt

Những điều thú ít biết về con lươn

Đôi khi, túi bạn đầy lương tháng và giàu lương tâm, vẫn không “bói” ra được một chú lươn đồng bụng vàng ánh, to gần bằng cổ tay, tẩm bổ cho cả nhà.
Cũng như cá ngựa, lươn có khả năng tự biến đổi giới tính, không cần đến bác sĩ chuyên khoa.
Nhỏ cái, trung “hai phai”, lớn đực.
Khi còn nhỏ, ngắn hơn 20cm đa số quần thể lươn đều giống cái. Mỗi lần “khai hoa nở nhụy” lươn mẹ có thể đẻ từ 100 - 600 trứng. Số trứng này sẽ nở sau 7 ngày, ở nhiệt độ khoảng 300 độ C. Có thể “ả” lươn “trộm nghĩ” làm cha sẽ sướng khoái hơn.
Thế là, túi tinh trong cơ thể nó dần hình thành, hoàn tất khi cơ thể dài trên 55cm. Ở độ dài thân khoảng 35 - 45cm, lươn thường lưỡng tính: tuyến sinh dục chứa cả tinh nang cùng noãn sào.
Lúc này, tùy vào mật độ đực - cái trong quần thể, lươn sẽ... “thay trời hành đạo” - nhằm duy trì nòi giống. Từ đây suy ra, lươn bổ âm lẫn dương - một nguyên liệu không quá đắt - để ông cười, bà khen!
Lươn đồng; lươn tỉnh
Bổ dưỡng thịt lươn đồng - Ảnh: Tạ Tri
Đông y gọi lươn là thiện ngư, giúp: bồi bổ khí huyết, trừ chứng phong thấp. Một số tài liệu còn cho rằng, “máu lươn (thiện ngư huyết) có khả năng tăng cường “dương khí”, giúp máu huyết lưu thông, trị được chứng khô miệng, đau nhức trong tai và tăng cường khả năng tình dục”. (Nguồn kiểm chứng: “Lươn: thức ăn và vị thuốc”, BS. Nguyễn Văn Thông, từ ykhoa.net).
Lươn nước ngọt có thể sống ở mọi địa hình: kênh, mương, suối... Những vùng phèn chua nước đọng như Đồng Tháp Mười, Bạc Liêu lại có nhiều lươn to, đôi khi nặng 1 – 2 ký/con. Thế mà, chúng vẫn còn bé bỏng so với lươn Campuchia, có “cụ” lớn trên ba ký.
Dân gian còn đồn thổi, lươn càng già càng ngắn lại, mọc đủ 2 tai rồi bốn chân, biến thành... chồn. Hiện tượng này chưa ai kiểm chứng.
Cũng như chạch, lươn thường chui rúc dưới bùn, đợi ban đêm mới trườn lên đi kiếm mồi. Cố tật “gục mặt” của lươn cũng hóa hay, nếu bạn biết: những con lươn ngóc đầu thẳng đứng hoặc dưới cổ có khoang trắng là rắn độc, khiến người ăn vào hay bị cắn phải liền bỏ mạng oan uổng!
Lươn khô không “muồi” bằng ướt?
Thật quả, nghề... ăn cũng lắm công phu! Dân gian còn mỉa mai: “Lươn mà chê lịch nhớt!” Vậy có cách nào biến lươn thanh hơn lịch? - Lươn mua về, bạn thả vào xô (chậu) nước vo gạo, để nó tắm và súc ruột, khoảng một buổi. Xả bỏ lượng nước này.
Chế ngập giấm gạo hoặc giấm chuối, dừa - nuôi thủ công vào, giằn kín lại. Lươn sẽ vẫy vùng, khờ dần rồi chết. Phải đợi 15 - 20 phút sau cho máu lươn đông lại (nếu mất máu, thịt lươn sẽ lạt hơn và giảm tính bổ dưỡng), xả lại bằng nước ớt và nước sạch.
Lươn đồng; lươn tỉnh
Có rau “chột” môn (phần giữa, gần gốc), cháo lươn thêm đắc... nhân tâm! - Ảnh: Tạ Tri
Dùng cật tre già mổ bụng nó, bỏ đi bộ lòng. Không rửa nữa, nhằm giữ trọn độ ngọt. Cắt khúc vừa gắp cũng bằng dao tre, nướng hoặc xào xơ với rượu đế và ít lát gừng củ giã giập. Tùy vào cơ địa và cơn thèm của mỗi người mà ra món. Lưu ý, phụ nữ đang mang thai hay trong những ngày “hành kinh” nên cữ ăn, vì quá mát.
Lươn dễ hút mồi, có thể kể món cháo môn. Dân sành ăn thường chọn nồi đất để xào, nấu các món lươn. Họ chưa giải thích được vì sao, nhưng ông Ưng Viên, thầy thuốc cung đình, ở Gò Vấp, TP.HCM, thì có thể. “Ở nhiệt độ cao, lượng vi khoáng trong nồi đất sẽ phát tiết ra, và không bao giờ hết như trầm hương, giúp hương vị thịt cá thơm, ngọt hơn.”, ông Ưng Viên lý giải.
Hãy nghe anh Hai TiNa ở Bạc Liêu diễn tả cảm giác thống khoái khi ăn nồi cháo lươn ngon: “Múc một muỗng cháo đưa vào miệng, mùi vị lan tỏa từ đầu lưỡi đến mũi rồi đi khắp châu thân. Mùi thơm của sả, hành, ngò; xen lẫn vị ngọt đậm của thịt lươn, cái đắng ngọt của rau đắng đất, chút ngọt bùi của môn, chất mặn nồng của mắm đồng... Tất cả hòa quyện vào nhau, tạo thành món cháo lươn vừa trần tục vừa thần tiên, khói bay vật vờ, mọi thứ trong nồi đang nhảy múa!”
Ôi, xin lỗi! Chịu không nỗi, khi nghe lão ca này “rót bầu tâm sự”. Có chút khác biệt, giữa nồi cháo lươn Bạc Liêu với sài thành hay Củ Chi là gia vị mắm. Đầu bếp những vùng này thường nêm mắm ruốc ngon.
Thiếu mắm, vị cháo không ngọt đậm và làn hương không “dậy” rầm rộ như đại hùng binh được. Trước đó, họ khử tanh mắm bằng nước cốt trái tắc hoặc nước cốt trà ngon.
Xứ công tử Bạc Liêu quả có số hưởng, khi quanh năm rau đắng đất rủ nhau mọc trên những nền đất gò. Không có chim công thì đành thế chim trĩ vậy, dân Sài Gòn lấy rau đắng biển thay vào.
Về rau bẹ môn hoặc ngó môn ngọt, hay môn nước (môn ngứa) như tri âm, tri kỷ với đám lươn, cá đồng. Chúng góp phần tạo độ giòn, dẻo và bùi đến quên thôi!
Gạo nhất quyết phải là gạo thơm, nếu không trộn phân nửa nếp ngon với gạo thơm, vo sơ (vo kỹ sẽ mất hết lớp cám - tạo độ ngọt béo tự nhiên), để ráo, trải mỏng, phơi nắng vài giờ rồi quết nát thành tấm.
Ông Ưng Viên đề xuất món lươn um (om) với bắp chuối hột, mướp “đỉa” (mướp nụ), chuối chát, khế, nhúm nụ cây vối hoặc nụ ổi sẻ, ít nước cốt dừa, nêm: rau ngỗ, ngò gai, đậu phộng (lạc) rang, chấm muối ớt hột rang. Ngon “đáo để” lắm!
Lúc trà dư tửu hậu, quái bếp Trần Minh, ở Cần Giờ, TP.HCM, từng hỏi người viết:
“Ngộ có biết món “Nhị tiểu long tranh hùng” là gì không?
- Hai con trùng hổ múa lửa chớ có gì lạ đâu, tôi vờ đáp.
- Tầm bậy quá đi! Là bắt hai con lươn đem nổ muối trong một nồi đất có hai ngăn đó “ông cố lội (nội)”! “Dzách” lầu lắm!”
Còn bạn, có biết món lươn độc đáo nào giúp người ăn thêm lương thiện, làm ơn chỉ giúp!
Cần mách thêm, các quán: Hai He, đường vào kênh Thầy Cai, huyện Củ Chi và nhà hàng Làng Nướng Nam bộ, ở Q.3, TP.HCM, thường bán lươn đồng.
Tạ Tri

Một số đặc điểm sinh học của Lươn


Đặc điểm và phân loại

Ở nước ta, lươn chỉ có 1 số loài. Giữa hai miền Nam, Bắc có các loài khác nhau.

Ở phía Bắc, chúng ta có 1 loài (Monopterus albus). Loài này nhỏ và trọng lượng chỉ từ 0,2 – 0,4 kg/con.

Ở phía Nam, chúng ta có phổ biến loài lươn đồng (Fluta alba). Khác với lươn phía Bắc, loài này có con nặng tới 1500 g. Ở đồng bằng sông Cửu Long, bà con thường đánh được những con lươn rất lớn vào mùa nước nổi. Cũng cần lưu ý, ở miền Nam còn có con lịch đồng (Macrotrema caliguns). Bọn này có ngoại hình cũng gần giống với con lươn.

Một số cơ quan thông tin đôi khi lại lẫn lộn giữa con lươn với con cá chình. Nguyên nhân việc nhầm lẫn này là vì trong tiếng Anh, cả con lươn và con cá chình đều được gọi là “eel”. Khi biên dịch, nếu không để ý thì ta rất dễ lẫn con lươn với con cá chình.

Đặc điểm về sinh trưởng.

Ở con lươn, có một quá trình rất kì lạ, đó là việc biến lươn đực thành lươn cái. Chúng ta biết rằng, lúc đẻ ra, toàn bộ lươn là lươn cái. Những con lươn có độ dài dưới 26cm đều là lươn cái. Tới năm thứ hai, khi con lươn có độ dài từ 44 – 48 cm thì chúng ta thấy số con đực và con cái tương đương nhau. Thế còn , khi xem xét những con lươn có độ dài cơ thể từ 54cm trở lên, chúng ta thấy, chúng toàn là lươn đực.

Ở đây có một quá trình biến dần dần từ con cái thành con đực. Lúc đầu, lươn chỉ có buồng trứng. Những lươn dài 26cm, chúng tô thấy chúng đã có nhiều trứng thành thục và đẻ. Nhưng khi xem xét những lươn có độ dài cơ thể từ 36 – 46 cm, chúng tôi thấy nhiều con ở trạng thái lưỡng tính : trong tuyến sinh dục của chúng có cả tinh sào (ở con đực) và buồng trứng ( ở con cái). Rõ rang, trong gia đoạn này, cơ quan sinh dục đực đã “mọc” thêm ra. Nó xuất hiện và hoàn thiện dần dần. Trong lúc đó, buồng trứng sau khi đã hoàn thiện nghiệm vụ sinh sản sẽ tiêu biến đi. Tinh sào càng ngày càng lớn. Tới khi cơ thể lươn dài từ 54cm trở lên thì chúng ta thấy chúng hoàn toàn thành 1 con lươn đực thực thụ ( buồng trứng tiêu giảm hết và chỉ còn lại tinh sào).

Khi lươn con mới nở ra từ trứng, chúng đeo dưới bụng 1 bọc noãn hoàng lớn. Ta ví nó như 1 bọc bánh mì mà mẹ đã giành cho con. Lươn con sẽ sống nhờ vào nguồn dinh dưỡng này. Chúng ít hoạt động và nằm bám vào các rễ cây thủy sinh như rễ bèo tây. Thỉnh thoảng nó mới quậy nhẹ nhàng đôi chút. Tới ngày thứ 8, trên cơ thể nó có nhiều biến đổi : vây ngực tiêu biến dần (và chỉ còn dấu vết như 1 chấm nhỏ còn sót lại); bọc noãn hoàng bé dần đi và thu thành 1 dải nhỏ nằm dưới bụng lươn; các mạch máu bao quanh noãn hoàng và vây ngực cũng thu nhỏ lại và ít dần.

Khoảng 2 – 3 ngày sau, chúng ta thấy noãn hoàng tiêu biến hết. Trên than lươn xuất hiện nhiều nhiễm sắc tố đên và mạch máu không thấy rõ nữa. Lúc này, con lươn khỏe hơn, than dài ra và mang dáng dấp 1 chú lươn thực thụ.

Toàn bộ quá trình này kéo dài khoảng 10 ngày. Sau đó, lươn bắt đầu đi kiếm ăn và lớn khá nhanh. Trong năm đàu nó có thể đạt tới 35cm. Lươn tăng trọng mạnh nhát vào năm thứ 3 trở đi.

Các cơ sở nuôi cho biết, nếu được cung cấp đủ thức ăn thường xuyên thì tốc độ lớn của lươn còn thăng mạnh hơn nhiều.

Như đã nêu ở trên, lươn ở phía Bắc chỉ nặng tối đa khoảng từ 0,2 – 0,2 kg và dài tới 62 cm. Trong lúc đó, lươn ở phía Nam có con dài tới 69cm và nặng tới 1,5kg. Ở đây vừa có tính di truyền của giống, vừa có tác động của môi trường. khí hậu nóng ấm ở phía Nam giúp cho lươn hoạt động quanh năm. Trong lúc đó, lươn ở phía Bắc có 1 thời kì dài phải ngủ đông.

Đặc điểm về sinh sản


Chỉ 1 năm là lươn đã thành thục. Lươn ở phía Bắc đẻ sớm hơn lươn ở phía Nam. Khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4, khi hoa gạo ở miền Bắc nở là bắt đầu mùa để của lươn. Nó để lai rai tới tận tháng 8, tháng 9. Cá biệt có con tới tháng 11 vẫn đẻ. Còn lươn ở phía Nam thì bắt đầu đẻ vào tháng 4, tháng 5.

Chúng ta quan sát thấy, lươn sống ở đồng ruộng thường đẻ sớm hơn những lươn sống ở đầm, hồ, ao. Khu vực nào có nhiều thức ăn thì lươn đẻ sớm hơn.

Trứng lươn rất nhiều. Con càng lớn càng mang nhiều trứng. Số lượng trứng có thể di động từ vài trăm trứng tới cả nghìn trứng. ngay trong 1 buồng trứng cũng có các kích cỡ trứng khác nhau. Lươn đẻ làm nhiều lần. mỗi lần khoảng 50 trứng. Cũng có con đẻ với số lượng lớn hơn. Lươn đẻ trứng ở cửa hang. Vì vậy, sắp tới mùa đẻ nó tích cực đào hang và củng cố hang.

Lươn thường tìm những bờ ruộng, bờ ao hoặc ven các mương máng có đất sét pha đất thịt để làm tổ. Đôi khi, nó còn chọn cả các mô đất cao ở giữa ruộng. Chúng tôi đã thấy ở nhiều ngôi mộ mà bà con để ở giữa ruộng thường có tổ lươn ở xung quanh.

Việc đào hang do lươn đực đảm nhận. Nó thăm dò khá kỹ khu vực sinh sống của mình để chọn chỗ làm hang. Trước mùa sinh đẻ, ta thường thấy lươn đực lượn đi, lượn lại quanh bờ nhiều lần ( trong lúc, lươn cái vẫn đi kiếm ăn ở khắp nơi). Thậm chí, nói còn bò cả lên bờ để tìm hiểu về vùng đất đó. Sau khi quan sát kĩ, lươn đực sẽ dùng đuôi và ngoáy vào bờ đất để đào hang. Công việc diễn ra trong nhiều ngày. Nó đào sâu vào trong lòng đất và đi chếch xuống phía dưới. Cửa hang thường cách mép nước 3 – 5 cm. Được một đoạn khoảng 15 – 20 cm, nó làm hang phình to ra. Đó là lối thoát hiểm. Ngoài ra, cũng có hang chúng tôi phát hiện thấy có đường thông lên trên mặt đất. Phải chăng, đó là đường thông khí.

(Chúng tôi đã làm thí nghiệm nuôi lươn trong 1 bể rộng 8m2 và dành ra 2m2 để đắp ụ đất lên cao hơn mặt nước 60 cm. Tới khi thu hoạch, chúng tôi bửa đất ra. Trong ụ đất có tới 21 ổ lươn to như tổ chuột. Lươn chui cả vào các ổ đó. Cấu trúc của ổ lươn đúng như chúng tôi đã mô tả ở trên).

Lươn đực làm xong hang sẽ mời lươn cái vào cùng ở. Tới mùa sinh sản, lươn đực phun đầy bọt ( thực tế là tinh trùng) còn lươn cái thì đẻ trứng lên đó. Lúc đầu, đám bọt có màu trắng, kích cỡ lớn hơn bọt của cá rô cờ (Macropodus chinensis). Tới khi trứng sắp nở, đám bọt đó ngả sang màu vàng.

Những người đi bắt lươn thường coi đám bọt là biệu hiện rõ rệt của hang lươn.

Tới mùa sinh sản, lươn rất dữ. Nó thường nằm trong hang hoặc lượn lờ quanh hang để giữ trứng. Nếu có vật lạ thò vào ổ đẻ thì lươn lao ra cắn ngay. Chúng quyết bảo vệ nòi giống. Thậm chí, nếu có tiếng động mạnh, nó có thể nuốt cả đám trứng vào bụng của nó.

Với tiết trời nắng ấm, có gió đông nam và nhiệt độ khoảng 24 – 26oC, đặt biệt là sau những trận mưa rào, lươn thường đẻ rộ. Nó đẻ vào sáng sớm. Lúc này, lươn đực làm nhiệm vụ canh gác cho tổ đẻ. Ta thường thấy nó lượn lờ quanh ao hoặc nằm im trong các lỗ khuất để canh chừng kẻ thù.

Sauk hi đẻ từ 7 – 10 ngày thì trứng nở. Lươn con sinh ra chỉ dài tối đa 2cm và nhỏ như sợi chỉ. Lúc này nó chưa biết bơi. Chúng buông mình xuống đáy ao và nằm ở đó như chết. Ít ngày sau, nó mới bắt đầu bơi đi để kiếm ăn.

Thành phần thức ăn và hoạt động bắt mồi của lươn


Lươn là loài ăn tạp nhưng nghiêng về thức ăn động vật. Để biết được thành phần thức ăn mà lươn đã tìm kiếm, chúng tôi đã mổ ngay lươn ra và quan sát xem, chúng đưa vào ruột những thứ gì. Chúng ăn đủ thứ. Trong ruột của chúng có giun nước, giáp xác (tôm, tép, cua…), các loài côn trùng ( cánh cứng, niềng niễng, muỗi, kiến, ấu trùng của chuồn chuồn…), nòng nọc, ếch nhái nhỏ, cá con, ốc v.v..Ngoài ra, chúng ta còn thấy trong ruột lươn cả những chất lạ như : mùn bã, đất sét, lá lúa non, rễ bèo…Tuy nhiên thức ăn chủ yếu của chúng là động vật. Việc đuổi bắt các loài động vật sống của chúng kém vì mắt nó không tinh. Tuy nhiên, khứu giác của lươn lại rất nhạy. Vì vậy, chúng rất dễ phát hiện các nguồn thức ăn động vật đã thối rữa. Trong thực tế, khi ta đưa các vật đã thối rữa xuống nước thì chỉ sau một thời gian ngắn, lươn đã mò tới. Chúng tôi đã thử nghiệm đưa các loại thức ăn khác nhau vào các ống trúm khác nhau. Rõ rang, loại nào nặng mùi nhất thì lươn đến ngay. Đặc biệt là cua, cóc sau khi đập chết, phơi nắng cho dậy mùi sẽ là loại mồi mà lươn rất mê.

Về nguồn thức ăn thực vật thì chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào. Các mẫu thực vật được phát hiện trong bụng lươn có thể do chúng đã ăn lẫn phải khi đớp mồi động vật. Tuy nhiên, khi nghiên cứu để dưa ra qui trình nuôi lươn, chúng tôi đã cho chúng thử ăn các thức ăn tổng hợp. Trong các mẫu thức ăn này, nhiều công thức được trộn thêm cám gạo, bột ngô, bột sắn, mì với tỉ lệ dưới 30%. Chúng tôi quan sát thấy, lươn cũng ăn rất mạnh. Vì vậy, cho lươn là loài ăn tạp cũng không có gì phải băn khoăn. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng, thức ăn của lươn chủ yếu là thức ăn động vật.

Vào mùa lươn để, lươn hầu như không ăn. Lúc này nó chăm chú cho việc đẻ và việc bảo vệ trứng của nó. Chúng ít đi lại mà cứ nằm lỳ một chỗ bên cạnh nơi lươn cái đẻ. Đến khi trứng đã nở và đàn lươn con đã có thể tự đi kiếm ăn thì lúc đó nó mới bỏ đi tìm mồi.

Lươn bắt mồi mạnh nhất vào thời kỳ từ tháng 5 -7. lúc này, nguồn thức ăn trong tự nhiên cũng dồi dào và khí hậu cũng thích hợp.

Tập tính của lươn là hoạt động vào ban đêm. Chỉ khi đêm xuống chúng mới mò đi kiếm ăn. Tập tính này có thể bị phá vỡ khi chúng ta tiến hành nuôi tập trung. Các tính hiệu như : tiếng động, ánh sáng đều có thể gây được phản xạ để lươn kéo ra ăn khi chúng ta đã luyện cho chúng.

Bình thường, vào ban ngày, lươn thường nằm trong hang và quay đầu ra phía ngoài. Ở tư thế này, các chú tôm tép nhỏ khi đi qua cũng dễ bị chúng thủ tiêu.

Cũng có trường hợp, trong bụng lươn lớn có cả lươn con. Cũng có thể do khan hiếm thức ăn nên chúng đã ăn cả đồng loại. điều này nhắc nhở chúng ta, khi thả lươn không nên thả lẫn lộn cả lớn, cả bé.

Những người bắt lươn chuyên nghiệp cho chúng tôi biết, lươn béo nhất vào lúc nó đang đẻ (khoảng tháng 2 -3) và vào mua thu ( khoảng tháng 8 – 9). Tuổi càng cao, lươn càng béo. Thời kỳ sau khi đẻ, lươn đi kiếm ăn rất hăng. Chúng mau chóng hồi phục lại cơ thể.

Dựa vào các đặc điểm và tập tính, người ta đã lên kế hoạch đi săn lùng lươn.

Người bắt lươn thường xác định những nơi lươn thường ở. Đó là những nơi có đất bùn hoặc đất thịt pha sét. Màu sắc của lươn thường giống với màu đất ở đấy. Nếu có động, chúng lùi nhanh vào trông môi trường. Mùa hè, lươn hoạt động là chủ yếu. Nó thường đi kiếm ăn sau các trận mưa rào. Cũng có lúc, ta bắt gặp chúng kéo nhau đi thành đàn.

Ở phía Bắc, khi gió mùa đông bắc tràn về, lươn chui vào hang hoặc chui sâu xuống dưới bùn. Nhiều trường hợp, sau khi tát cạn ao, bà con phơi ao hàng tháng. Đất trên mặt ao đã khô nứt nẻ. Thế nhưng, khi chúng ta xắn đất vẫn phát hiện ra những chú lươn nằm sâu dưới đó. Nó vẫn sống bình thường. Khi bắt lên và thả vào nước là nó bơi ngay tức khắc. Chúng có các cơ quan hô hấp phụ nên vẫn có thể sống hàng tháng dưới lớp đất đó.

Thời kì bắt lươn bằng tay chủ yếu vào mùa lươn đẻ ( mùa mưa). Còn mùa khô ( tháng 11 – 4) người ta thường bắt lươn ở các đầm, ao, hoặc ruộng cạn nước.

Thời kỳ bắt lươn bằng ống trúm thường vào tháng 5 -10 tại các hồ, ao, đầm, kênh, mương, máng, sông ngòi…

Ống trúm thường được làm bằng một đoạn ống nứa lớn, một đầu vướng mắt, đầu kia có hom( hay vỉ) ngăn ở đầu. Trong ống ta để các loại mồi tanh để nhử lươn.

Trúm thường được đi đặt vào chiều tối. Sớm hôm sau, người ta sẽ đi thu. Có những ống thu được tới 4 – 5 con lươn. Cũng cần lưu ý, đôi khi trong ống trúm lại có cả rắn. Nếu là rắn nước thì không sao. Nhưng là rắn độc thì phải hết sức cẩn thận.

KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN



I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LƯƠN ĐỒNG
Theo Mai Đình Yên (1978), Trần Thị Thu Hương và Trương Thủ Khoa (1984) ở nước ta chỉ có một loài lươn có tên khoa học Fluta alba (Zuiew). Loài có một số đặcđiểm sinh thái và sinh học như sau

1. Tập tính sống
Lươn là loài ưa sống chui rúc trong bùn đặc biệt trong lớp mùn bã hưu cơ có nhiều sinh vật đáy. Chúng ta cũng bắt gặp lươn chui rúc trong các đống cỏ, rơm rạ trong ruộng hoặc ao mương. Ngoài ra lươn cũng có tập tính đào hang ven bờ ao, mương để trú ẩn và làm tổđẻ.

2. Tập tính bắt mồi

Lươn là loài ăn tạp nhưng thiên về động vật, đặc biệt thức ăn có mùi tanh như tôm, cá, nòng nọc... Ngoài ra lươn cũng có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác như phụ phẩm của lò mỗ, đồ phế thải của nhà bếp kể cả thức ăn viên dành cho gia cầm.

3. Tập tính sinh sản

Lươn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có 2 mùa đẻ trong năm là tháng 5 - 6 và tháng 8 - 9. Lươn thường đẻ trong tổ và làm bọt lấp kín miệng tổ, sau khoảng 7 - 8 ngày ở nhiệt độ 29 – 30 0C trứng nở ra lươn con và sau khoảng 10 ngày lươn con đã tiêu hết noãn hoàng và thóat ra khỏi tổ đi kiếm ăn.

Thức ăn của lươn ở giai đoạn này là giống loài động vật thủy sinh trong nước như giun ít tơ, bọ gậy...

4. Tập tính sinh trưởng của lươn

Lươn là loài động vật thủy sinh lớn chậm, trọng lượng trung bình của lươn sau 12 tháng có thể đạt 100 - 150g/con và sau 12 tháng có thể đạt từ 200 – 3000 g/con.

II. GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA LƯƠN
Lươn là một trong đối tượng dễ nuôi, có nhiều loại thức ăn khác nhau và có thể tận dụng những ao mương nhỏ và cạn kể cả chuồng heo cải tạo lại để nuôi.

Nuôi lươn ở quy mô hộ gia đình ngoài vấn đề tận dụng lao động nhàn rỗi, thức ăn thừa của gia đình, của chăn nuôi mà còn có thể tăng thêm thu nhập góp phần cải thiệnđời sống gia đình, và đặc biệt thích hợp với các gia đình có nguồn vốn eo hẹp.

III. KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN THỊT


A. Một số phương pháp nuôi lươn thịt

Do lươn có tập tính sống chui rúc trong bùn đáy và đào hang để trú ẩn, đồng thời lươn cũng có thể bò đi mất nếu bờ ao không đủ cao. Do vậy vấn đề nuôi lươn trong các ao mương cần phải hết sức chú ý vấn đề này.

Tùy theo điều kiện cụ thể của từng nơi mà có thể áp dụng một số phương pháp nuôi sau đây

1. Nuôi trong các hồ cement hoặc chuồng nuôi heo cải tạo lại
- Diện tích hồ nuôi có thể từ 4 - 6 hoặc 10 m2, tùy điều kiện cụ thể.

- Thành hồ phải đảm bảo độ cao để lươn không bò ra ngoài được. Độ cao tối thiểu của thành hồ tính từ mặt bùn đáy trở lên phải cao hơn 2/3 chiều dài của lươn (ví dụ: lươn dài 50 cm có khả năng bò qua bờ có chiều cao 30 - 35 cm).

- Sau khi đã sửa sang hồ xong nên đổ một lớp sình non dưới đáy hồ 20 - 25 cm (tốt nhất lấy sình đất thịt pha sét). Cũng có thể dùng chuối cây xếp thành một lớp dướiđáy rồi đổ sinh phủ lên trên. Trên mặt nước có thể thả lục bình hoặc bèo tai tượng khoảng 1/3 diện tích.

- Hồ nuôi lươn nên bố trí ống bọng để thay nước dễ dàng

- Hồ cement dùng để nuôi lươn bao gồm

1. Ống cấp nước (5 cm)

2. Lớp sình 20 - 25 cm

3. Lớp nước 5 - 10 cm (tính từ mặt sình lên)

4. Ống thoát nước (5 cm)

5. Thành hồ bằng gạch xây, có gờ nhằm tránh cho lươn thóat ra ngoài.

2. Nuôi lươn trong các ao mương

Các ao mương nhỏ có thể tận dụng để nuôi lươn. Nhưng cần chú ý các vấn đề sau:

- Cần phải vét hết lớp bùn đáy tới lớp đất dẻo, lớp bùn này có thể phơi ráo nước hoặc khô để sau này trả lại đáy ao.

- Dùng cát đổ xuống đáy ao một lớp 5 - 10 cm. Tốt nhất trộn vôi với cát rồi lắng xuống đáy để sau này lươn không đào sâu được. Có thể trộn vôi với cát theo tỷ lệ 5 - 6 kg vôi trộn với 1m3 cát.

- Sau khi trộn xong, láng khắp đáy hồ và đầm nén cho cứng. Bờ ao cũng phải lấp hết hang hốc và đầm cho cứng.

- Đổ một lớp sình khoảng 20 - 30 cm, tốt nhất nên sứ dụng bùn mới hoặc sử dụng lại bùn đáy mới vét lên đã được phơi khô.

- Cần phải đắp một cù lao ở giữa ao, mương để hạn chế lươn đào hang xung quanh bờ. Diện tích cù lao thường chiếm khoảng 1/4 - 1/5 diện tích ao hồ. Nếu mương dài và nhỏ thì nên đắp cù lao ở một phía bờ mương hoặc giữa mương. Cù lao phải cao hơn mực nước 5 - 10 cm nhưng phải thấp hơn bờ ao 50 - 60 cm. Trên mặt cù lao có thể trồng cỏ hoặc các loại khoai môn nước

3. Nuôi lươn trong hồ đất đắp có lót cao su


- Chọn nơi đất cứng để đào hồ nuôi lươn. Thông thường chỉ nên đào sâu khoảng 0,3 - 0,5m, lấy đất này đắp lên thành bờ. Đáy và bờ phải được đầm nén cho kỹ.

- Diện tích đào và đắp tùy theo điều kiện cụ thể, thông thường nên đào và đắp hồ có diện tích 10 – 12 m2.

- Dùng cao su (loại dùng để phơi lúa) để lót toàn bộ đáy và thành hồ

- Hồ đất lót cao su nuôi lươn

1. Lớp cao su lót đáy và thành hồ đất
2. Lớp bùn

3. Cù lao

4. Phần đất đắp bờ

5. Mặt đất trước khi đào hồ

6. Lớp nước trong hồ 10 - 15cm

- Sau khi lót cao su xong, đổ một lớp sình 20 - 25 cm và đắp một cù lao (có thểđắp ở giữa hồ hoặc một phía nào đó của hồ). Cù lao phải đắp cao hơn mặt nước 5 - 10 cm và thấp hơn bờ khoảng 40 - 50 cm.

- Sau khi hoàn tất việc lót cao su, đắp cù lao và tạo một lớp bùn đáy thì cấp nước vào. Mực nước trung bình 10 - 15 cm.


B. Thả giống lươn
Nguồn lươn giống hiện nay ở Đồng Bằng Sông Cửu Long chủ yếu được đánh bắt ở ngoài tự nhiên. Kích thước lươn giống bắt được dao động rất lớn và phụ thuộc vào mùa vụ. Thông thường lươn giống vào tháng 8 - 10 theo phương pháp xúc mô có chất lượng cao hơn so với lươn đánh bắt bằng phương pháp đặt chúm, câu hoặc tát đìa. Lươn giốngđánh bắt theo phương pháp xúc mô thường có kích thước đều (60 – 70 con/kg) và khỏe mạnh.

Khi thả lươn chúng ta nên chú ý không nên thả lươn quá lớn (100g/con) vì loại này khi đánh bắt đã bị vuốt cho gãy xương sống cho khỏi bò mất, do vậy lươn sẽ chết sau 7 - 10 ngày thả. Ngoài ra lươn đươc đánh bắt bằng mồi thuốc dân gian cũng không nên thả vì loại này cũng dễ chết sau khi thả vài ngày và thường chết rộ sau khi thả 10 - 15 ngày.

Nói tóm lại, lươn có kích thước lớn, lươn đánh bắt bằng mồi thuốc, lươn loại nhỏ ở các vựa thu mua chúng ta không nên thả vì loại này thường có tỷ lệ chết rất cao khi thả nuôi.

Mật độ thả: Mặc dù lươn có khả năng chịu đựng tương đối cao nhưng không nên thả quá dầy. Nếu thả mật độ cao sẽ dẫn đến tình trạng lươn lớn không đều. Trung bình thả 1,0 - 1,5 kg/m2 đáy hồ, ao.

Trước khi thả lươn cần xử lý qua nước muối 3 – 5 % trong 5 - 7 phút hoặc tấm lươn trong dung dịch Malachite green 5 - 7 ppm trong 15 - 20 phút để phòng bệnh cho lươn.

C. Chế độ chăm sóc

1. Thức ăn

Do lươn ăn rất tạp nên có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau để nuôi. Tuy nhiên những loại thức ăn có nguồn gốc là động vật như tép, óc, cá, nòng nọc, ruột gà, vịt... thường có tác dụng làm lươn lớn rất nhanh so với thức ăn có nguồn gốc thực vật như cám.

Chúng ta cũng có thể sử dụng các loại thức ăn cho gia cầm hiện nay để nuôi lươn hoặc tự phối chế thức ăn đơn giản phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để nuôi lươn vẫn có thể đem lại kết quả tốt như sau:

- Cám nhuyễn: 64%

- Bột cá lạt: 35%

- ADE + bột gòn + khoáng: 1%

- Trộn đều các thứ sau đó cho vào máy ép đùn thủ công để tạo thành thức ăn viên, phơi khô (viên thức ăn lớn hay nhỏ tùy theo kích thước của lươn).

Lượng thức ăn cho mỗi ngày chiếm 5 – 7 % trọng lượng thân và nên cho ăn 2 - 3 lần trong ngày. Không nên cho tất cả lượng thức ăn dồn vào một lần vì làm như vậy lươn ăn không hết, thức ăn phân hủy gây thối nước, lươn dễ bị bệnh. Thức ăn nên được rải đều (đặc biệt gần khu vực cù lao là nơi lươn trú ẩn) để lươn có cơ hội ăn được nhiều hơn.

2. Quản lý hàng ngày

- Cần phải giử môi trường nước luôn sạch sẽ và mát. Trung bình 3 - 4 ngày thay nước 1 lần cho lươn.

- Khi thời tiết nóng kéo dài cần phải có biện pháp che mát cho ao hồ nuôi hoặc dùng lục bình thả trên mặt hồ với diện tích khoảng 20 – 25 % mặt nước.

- Khi trời mưa to cần kịp thời rút bớt nước đề phòng nước đầy tràn bờ lươn trốn mất.

- Thường xuyên theo dõi để loại bỏ lươn chết (lươn bị bệnh hoặc sắp chết thường nằm trên mặt bùn đáy) tránh thối nước.